1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Mục tiêu đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân Khoa học máy tính phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính và công nghệ thông tin, có khả năng thiết kế các hệ thống xử lý tính toán phức tạp, các phần mềm có chất lượng khoa học và công nghệ cao, thử nghiệm, quản lý các hệ thống máy tính, các hệ thống tin học.
- Có khả năng triển khai xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học và phân tích, thiết kế xây dựng các phần mềm có giá trị thực tiễn cao, có tính sáng tạo, đặc biệt là các ứng dụng thông minh dựa trên việc xử lý tri thức, xử lý ngữ nghĩa và ngôn ngữ tự nhiên.
- Có khả năng tự học học tập, phân tích độc lập và nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực Công nghệ thông tin và ứng dụng liên quan; có thể tiếp tục học tập ở bậc đào tạo sau đại học.
- Có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong các tình huống nảy sinh trong quá trình làm việc, phân tích và đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế để giải quyết. Có khả năng thiết lập các mục tiêu khả thi, lập kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế để hoàn thành công việc được giao.
- Có khả năng giao tiếp xã hội, làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức; có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống nghề nghiệp khác nhau.
- Có trình độ tiếng Anh tốt, có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài.
1.2 Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo
- Phát hiện và đào tạo những sinh viên giỏi, có năng khiếu về khoa học máy tính thông qua việc ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên giỏi và áp dụng phương pháp dạy – học tiên tiến, nhằm đạt chuẩn chất lượng quốc tế.
- Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính theo học chế tín chỉ phải nhằm phục vụ thực thi mục tiêu đào tạo, vừa cung cấp nền tảng kiến thức, phương pháp tư duy và phong cách làm việc hiện đại, hiệu quả vừa phải định hướng khả năng ứng dụng của sinh viên.
- Các kiến thức cơ sở được đặt trọng tâm, các kiến thức chuyên môn sẽ được giới thiệu và truyền đạt trên cơ sở nguyên lý chung, tạo điều kiện cho sinh viên tăng cường động cơ tự nghiên cứu tìm tòi, giúp sinh viên hình thành căn bản vững chắc cho việc phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tăng cường khả năng thích nghi tốt với thực tế làm việc.
- Chương trình đào tạo ngành Cử nhân Khoa học máy tính mang tính liên ngành, tính nghiên cứu và tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin của xã hội hiện nay..
- Chương trình gần với chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính của nhiều trường đại học trên thế giới để có thể hợp tác quốc tế và đào tạo nâng cao sau này. Trong tương lai có thể có nhiều hình thức đào tạo ngoài chính quy nhưng tất cả đều có chung một chương trình đào tạo thống nhất với chất lượng đào tạo như nhau.
2. SỰ KHÁC BIỆT CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÀI NĂNG VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI TRÀ
2.1 Về cấu trúc nội dung
Chương trình đào tạo tài năng được xây dựng và phát triển trên nền của Chương trình đào tạo đại trà. Vì vậy, hai chương trình này có cấu trúc nội dung như nhau.
2.2 Về mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình
Một số khác biệt so với hệ đại trà như sau:
2.2.1 Chuẩn đầu ra:
Chương trình đào tạo cử nhân tài năng được xây dựng trên nền tảng chương trình khung của ngành Khoa học máy tính, trong đó chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tài năng có những điểm khác biệt đặc trưng so với hệ đào tạo đại trà như sau:
· Tính chuyên sâu trong các môn học: Chương trình đào tạo hệ cử nhân tài năng được thiết kế với yêu cầu về trình độ cao hơn và nội dung rộng hơn, sâu hơn theo hướng nâng cao, đặc biệt là ở các môn học thuộc chuyên ngành. Bên cạnh các bài giảng mang tính chất chuyên sâu, nội dung kiến thức của các môn học trong hệ tài năng có tính cập nhật cao hơn.
· Chất lượng của khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên hệ tài năng được làm quen với nghiên cứu khoa học và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề thông qua các chuyên đề nghiên cứu, các seminar chuyên đề trước khi làm khóa luận tốt nghiệp. Do đó, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên có giá trị khoa học cao hơn.
· Đề tài nghiên cứu và bài báo khoa học: Với việc tiếp cận với nghiên cứu từ sớm, sinh viên hệ tài năng có khả năng tham gia vào các đề tài nghiên cứu và có công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, báo cáo tại hội nghị khoa học chuyên ngành KHMT.
Các sinh viên hệ Cử nhân Tài năng có năng lực tham gia các chương trình hợp tác đào tạo với các giáo sư nước ngoài và sớm đi vào nghiên cứu khoa học. Hiện nay các sinh viên hệ Cử nhân Tài năng đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút sự quan tâm hợp tác của các giáo sư Việt kiều và nước ngoài.
2.2.2 Môn học tự chọn:
Sinh viên hệ tài năng bắt buộc chọn môn học tự chọn chuyên sâu: Đồ án chuyên ngành (CS530). Trong các môn học này, sinh viên sẽ tự chọn chủ đề nghiên cứu theo các giảng viên tham gia gia giảng dạy trong môn học đó.
2.2.3 Khối kiến thức tốt nghiệp
Sinh viên hệ tài năng bắt buộc phải thực hiện Khóa luận tốt nghiệp.
2.2.4 Bằng tốt nghiệp
Sinh viên hệ tài năng được xét cấp bằng “Cử nhân tài năng” (Honors Program) của trường Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG HCM.
2.2.5 Các quy định khác
Ngoài quy chế đào tạo, hệ cử nhân tài năng còn tuân thủ theo Quy định về hệ Tài năng trường Đại học Công nghệ thông tin ban hành kèm theo Quyết định số 144/QĐ-ĐHCNTT-ĐTĐH ngày 31/07/2013.
2.3 Các môn học tài năng
Trong chương trình Cử nhân tài năng ngành Khoa học máy tính, sinh viên được học một số môn học tài năng. Trong đó, các giảng viên đều có học vị Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Giáo sư.
Sinh viên theo học các môn tài năng sẽ được trang bị các kiến thức nâng cao, được tiếp cận các công nghệ tiên tiến và phương pháp nghiên cứu khoa học mới nhất.
Các môn học tài năng sẽ được dạy với cơ sở vật chất đầy đủ và tốt nhất nên các sinh viên có điều kiện trao đổi chuyên môn với giảng viên được dễ dàng hơn, sinh viên được thực nghiệm nhiều hơn, được rèn luyện các kỹ năng như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp.
Danh sách các môn học tài năng (danh sách các môn học này có thể được cập nhật, bổ sung hàng năm theo đề nghị của khoa quản lý ngành) :
STT
|
Mã môn học
|
Tên môn học
|
TC
|
LT
|
TH
|
Các môn học giáo dục đại cương và cơ sở nhóm ngành
|
8
|
|
|
1.
|
IT001
|
Nhập môn lập trình
|
4
|
3
|
1
|
2.
|
IT003
|
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
|
4
|
3
|
1
|
Các môn cơ sở ngành
|
20
|
|
|
3.
|
CS106
|
Trí tuệ nhân tạo
|
4
|
3
|
1
|
4.
|
CS114
|
Máy học
|
4
|
3
|
1
|
5.
|
CS112
|
Phân tích và thiết kế thuật toán
|
4
|
3
|
1
|
6.
|
CS111
|
Nguyên lý và phương pháp lập trình
|
4
|
3
|
1
|
7.
|
CS232
|
Tính toán đa phương tiện
|
4
|
3
|
1
|
Các môn chuyên ngành bắt buộc
|
8
|
|
|
8.
|
CS217
|
Các hệ cơ sở tri thức
|
4
|
3
|
1
|
9.
|
CS214
|
Biểu diễn tri thức và suy luận
|
4
|
3
|
1
|
10.
|
CS221
|
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
|
4
|
3
|
1
|
11.
|
CS229
|
Ngữ nghĩa học tính toán
|
4
|
3
|
1
|
12.
|
CS231
|
Nhập môn Thị giác máy tính
|
4
|
3
|
1
|
13.
|
CS105
|
Đồ họa máy tính
|
4
|
3
|
1
|
Các môn học khác
|
|
|
|
14.
|
CS530
|
Đồ án chuyên ngành
|
3
|
3
|
0
|
15.
|
CS505
|
Khóa luận tốt nghiệp
|
10
|
|
|
Ngoài danh mục các học phần trên, một số môn học khác thuộc học phần tự chon chuyên ngành được nâng cao như sau:
STT
|
Mã môn học
|
Tên môn học
|
TC
|
LT
|
TH
|
1.
|
CS226
|
Ngôn ngữ học máy tính
|
4
|
4
|
0
|
2.
|
CS222
|
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên nâng cao
|
4
|
3
|
1
|
3.
|
CS323
|
Các hệ thống hỏi-đáp
|
4
|
3
|
1
|
4.
|
CS312
|
Hệ thống đa tác tử
|
4
|
3
|
1
|
5.
|
CS313
|
Khai thác dữ liệu và ứng dụng
|
4
|
3
|
1
|
6.
|
CS314
|
Lập trình symbolic trong trí tuệ nhân tạo
|
4
|
3
|
1
|
7.
|
CS315
|
Máy học nâng cao
|
4
|
3
|
1
|
3. MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC TÀI NĂNG
3.1 Nhập môn lập trình
- Tên tiếng Anh: Introduction to Programming
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học sẽ cung cấp các kiến thức và kỹ năng căn bản và nền tảng nhất về máy tính và lập trình cho tất cả sinh viên các ngành Công nghệ thông tin. Nội dung môn học bao gồm các kiến thức cơ bản về máy tính, chương trình máy tính, thuật toán, các kỹ thuật lập trình cơ bản. Ngoài ra, môn học cung cấp các kiến thức về ngôn ngữ lập trình C++ và các kỹ năng liên quan khi sử dụng ngôn ngữ lập trình C++ để viết các chương trình trên máy tính.
- Đối với hệ tài năng: sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức nâng cao như: con trỏ và cấp phát động; xử lý chuỗi ký tự ; sử dụng tập tin dạng văn bản và nhị phân để lưu trữ dữ liệu.
3.2 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- Tên tiếng Anh: Data structures and Algorithms
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học giúp sinh viên hiểu tầm quan trọng của giải thuật và cách tổ chức dữ liệu, là hai thành tố quan trọng nhất cho một chương trình máy tính. Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về các cấu trúc dữ liệu cơ sở và các giải thuật sắp xếp và tìm kiếm cơ sở nhằm giúp sinh viên hiểu và áp dụng các giải thuật, các cấu trúc dữ liệu trong việc giải quyết bài toán trong tin học. Củng cố và phát triển kỹ năng lập trình vừa được học trong môn học trước.
- Đối với hệ tài năng: Môn học lồng ghép trong môn học về tư duy thiết kế cấu trúc dữ liệu và một số kỹ thuật nâng cao hiệu quả của thuật toán; thực hiện một số áp dụng các phương pháp và kỹ thuật này trong bài toán tin học thực tế.
3.3 Trí tuệ nhân tạo
- Tên tiếng Anh: Artificial Intelligence
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học cung cấp một số kiến thức cơ bản của khoa học Trí tuệ nhân tạo. Nội dung chính gồm: Lịch sử hình thành và phát triển của Trí tuệ nhân tạo, các hướng nghiên cứu và ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo trong đời sống; Các phương pháp giải quyết vấn đề và các áp dụng, đặc biệt nhấn mạnh thuật giải heuristic và các chiến lược tìm kiếm; Một số phương pháp biểu diễn tri thức cơ bản và kỹ thuật suy diễn tự động.
- Đối với hệ Cử nhân tài năng:
o Trình bày các nội dung chuyên sâu hơn về Trí tuệ nhân tạo, ở các nội dung:
§ Chiến lược tìm kiếm sử dụng các thủ tục Minimax và thủ tục α-β
§ Trong nội dung về logic, giới thiệu thêm về nội dung logic mô tả.
§ Trình bày kiến thức về mạng neural và thuật giải di truyền
o Bài tập nâng cao về các chiến lược tìm kiếm, và biểu diễn tri thức bằng các phương pháp cơ bản.
3.4 Máy học
- Tên tiếng Anh: Machine Learning
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học cung cấp một số kiến thức cơ bản về Máy học. Nội dung chính bao gồm:
o Giới thiệu tổng quan về máy học với các nội dung như máy học là gì, các khái niệm cơ bản, lịch sử hình thành và phát triển của Máy học, các hướng nghiên cứu và ứng dụng của Máy học trong đời sống, giới thiệu một số công cụ, công nghệ và các thách thức hiện nay;
o Những cách khác nhau dùng máy học để giải quyết vấn đề, một số bài toán tiêu biểu trong máy học như hồi quy, phân lớp, gom cụm cùng với các phương pháp cơ bản để giải quyết;
o Áp dụng các phương pháp và kỹ thuật máy học cơ bản để giải quyết một số bài toán trong thực tế.
- Đối với hệ Cử nhân tài năng:
o Các kiến thức về môn học sẽ được cập nhật những kiến thức chuyên sâu hơn, đặc biệt là ở các nội dung:
§ Trong nội dung về công nghệ tri thức: trình bày một số phương pháp suy luận trên máy tính mang tính chất chuyên sâu như: suy diễn tương tự (analogical reasoning), Lập luận tình theo tình huống (Case based reasoning), suy diễn kết hợp với các heuristic
§ Trong nội dung về Máy học: trình bày phương pháp học dựa trên mạng neural, đồng thời hướng dẫn sinh viên cài đặt các thuật toán học cơ bản trên mạng neural.
o Bài tập mang tính nâng cao hơn và cần phải chủ động tự học một số kiến thức để có thể giải quyết được các bài tập.
3.5 Nguyên lý và phương pháp lập trình
- Tên tiếng Anh: Principles and methods of programming
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về ngôn ngữ lập trình; nguyên lý, phương pháp và kỹ thuật xây dựng nên các ngôn ngữ lập trình, dòng ngôn ngữ lập trình dưới góc độ người thiết kế ngôn ngữ lập trình. Đồng thời cung cấp kiến thức giúp sinh viên hiểu rõ các cơ chế hoạt động, xử lý của các thành phần cấu thành nên một ngôn ngữ lập trình cụ thể, các mô thức lập trình và vấn đề chọn lựa mô thức lập trình phù hợp để giải quyết một cách hiệu quả các bài toán trên máy tính .
- Đối với hệ Cử nhân Tài năng: Sinh viên được tăng cường tìm hiểu sâu và thực hiện xây dựng một modul của ngôn ngữ lập trình cụ thể trong các project. Một số vấn đề về lý luận trong xây dựng ngôn ngữ lập trình, tối ưu hóa cũng được giảng dạy riêng cho hệ Tài năng.
3.6 Phân tích và thiết kế thuật toán
- Tên tiếng Anh: Design and Analysis of Algorithms
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học cung cấp một số kiến thức trong việc thiết kế các thuật toán và đánh giá độ phức tạp của chúng. Nội dung chính gồm:
o Tổng quan về thuật toán và độ phức tạp của thuật toán.
o Trình bày các cơ sở toán học cho việc đánh giá độ phức tạp của thuật toán và sử dụng các kiến thức toán sơ cấp để đánh giá thuật toán.
o Sử dụng hàm sinh, định lý Master trong việc đánh giá độ phức tạp các thuật toán
o Nhóm hoán vị và ứng dụng.
o Trình bày một số vấn đề mở rộng và nâng cao.
- Đối với hệ Cử nhân tài năng:
o Trình bày nội dung chuyên sâu về phân tích thuật toán, thông qua các nội dung:
§ Trình bày các kiến thức nâng cao trong việc sử dụng định lý Master.
§ Nhóm hoán vị và ứng dụng để đánh giá độ phức tạp trung bình của thuật toán.
§ Phân tích thuật toán bằng cách sử dụng các hàm sinh.
o Bổ sung các bài tập nâng cao để sinh viên nắm vững các kiến thức ở các nội dung nâng cao trên.
3.7 Tính toán Đa phương tiện
- Tên tiếng Anh: Introduction to Multimedia Computing
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học này cung cấp kiến thức nền tảng về tính toán, xử lý dữ liệu đa phương tiện (hình ảnh, video, âm thanh) và các ứng dụng, công nghệ đa phương tiện. Các chủ đề chính bao gồm: media characteristics, multimedia representation, data formats, compression, multimedia technology, multimedia computing applications.
- Đối với hệ Cử nhân tài năng: sinh viên được giới thiệu các vấn đề thách thức hiện nay, các bài toán có tính chuyên sâu liên quan đến tính toán đa phương tiện.
3.8 Biểu diễn tri thức và suy luận
- Tên tiếng Anh: Knowledge Representation and Reasoning
- Số tín chỉ: 4
- Tóm tắt nội dung: Cung cấp cho sinh viên các phương pháp biểu diễn tri thức và suy luận rộng hơn và sâu hơn, trong đó đặc biệt là phương pháp tiếp cận BDTT dựa trên các ontology, từ đó có thể tiếp cận để giải quyết các vấn đề thực tế. Vận dụng các phương pháp kĩ thuật trong một số các ứng dụng cụ thể.
- Đối với hệ Cử nhân tài năng:
o Sinh viên sẽ được giới thiệu chuyên sâu hơn về các mô hình biểu diễn tri thức, cùng với các phương pháp suy diễn, thông qua các nội dung:
§ Biểu diễn các thành phần cơ bản của tri thức
§ Trình bày mô hình tri thức về các đối tượng tính toán (COKB)
§ Phương pháp suy diễn sử dụng các heuristic, và sử dụng các bài toán mẫu.
§ Mô tả chi tiết ứng dụng biểu diễn tri thức hình học phẳng
o Sinh viên thực hiện một đồ án để vận dụng phương pháp biểu diễn tri thức để xây dựng một chương trình ứng dụng thông minh.
3.9 Hệ thống đa tác tử
- Tên tiếng Anh: Multi Agent System
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học cung cấp một số kiến thức về Công nghệ đa tác tử. Nội dung chính gồm:
o Các khái niệm về tác tử và hệ thống đa tác tử.
o Các hoạt động trong hệ thống đa tác tử.
o Công nghệ về hệ thống đa tác tử - JADE.
o Ứng dụng của tác tử trong một số lĩnh vực.
- Đối với hệ cử nhân tài năng:
o Giới thiệu sâu hơn về sự phối hợp của tác tử trong một hệ thống và các phương pháp phối hợp. Từ đó, sinh viên vận dụng kiến thức học học được để xây dựng một hệ thống đa tác tử, trong đó thể hiện rõ nét sự phối hợp giữa các tác tử trong quá trình giải quyết công việc.
o Các bài tập mang tính chuyên sâu và ứng dụng thực tiễn.
3.10 Khai thác dữ liệu và ứng dụng
- Tên tiếng Anh: Data mining and Application
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ thuật khai thác dữ liệu để rút trích các tri thức quí báu từ các kho dữ liệu. Mối quan hệ giữa tri thức rút trích và tiến trình ra quyết định, hoạch địch chính sách sẽ được thảo luận với nhiều ứng dụng thực tế. Trong học phần này, sinh viên sẽ tìm hiểu các chủ đề: vai trò của khai thác dữ liệu, chuẩn bị dữ liệu, dự đoán/mô tả dữ liệu và ứng dụng đi kèm, các vấn đề đang được quan tâm giải quyết.
- Đối với hệ Cử nhân tài năng: Môn học sẽ trình bày nội dung chuyên sâu hơn về Khai phá dữ liệu, ở các nội dung sau:
o Các kỹ thuật chuyên sâu trong gom nhóm dữ liệu như: phương pháp dựa trên mật độ, phương pháp dựa trên mô hình.
o Khai phá với các dữ liệu phức tạp: dữ liệu văn bản và dữ liệu trên web.
3.11 Lập trình symbolic trong trí tuệ nhân tạo
- Tên tiếng Anh: Symbolic Programming in Artificial Intelligence
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học này giới thiệu về lập trình tính toán hình thức thông qua ngôn ngữ lập trình Maple; Giới thiệu về các lệnh thường dùng các kiểu cấu trúc dữ liệu trong Maple; Ứng dụng lập trình tính toán trong việc trong việc thiết kế các thuật giải heuristic, xây dựng mạng tính toán trong Trí tuệ nhân tạo.
- Đối với hệ Cử nhân tài năng:
o Môn học sẽ giới thiệu kỹ thuật suy luận trên máy tính kết hợp với các heuristic, đồng thời trong đó sẽ trình bày kĩ thuật suy diễn dựa trên tri thức bai toán mẫu.
o Ngoài những bài tập như hệ đại trà, đối với hệ cử nhân tài năng sẽ bổ sung thêm một số bài tập nâng cao như: Tính nhanh một biểu thức, Cài đặt hương trình giải toán tích phân – đạo hàm – Giới hạn, Cài đặt mạng các đối tượng tính toán, Ứng dụng lên web.
3.12 Máy học nâng cao
- Tên tiếng Anh: Advanced Machine Learning
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học cung cấp một số kiến thức nâng cao của kiến thức về Máy học. Nội dung chính gồm: Giới thiệu một số thuật toán máy học nâng cao hiện đang được nghiên cứu và sử dụng như: thuật toán SVM (Support Vector Machine), PageRank (Weight PageRank, LpageRank, …), mô hình Markov ẩn.
- Đối với hệ Cử nhân tài năng: Sinh viên phải thực hiện một đồ án môn học, trong đó phải trình kết quả nghiên cứu về một thuật toán máy học cũng như cài đặt một chương trình tương ứng để thử nghiệm.
3.13 Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
- Tên tiếng Anh: Natural Language Processing
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên một số kiến thức nhập môn của chuyên ngành xử lý ngôn ngữ tự nhiên, bao gồm những nội dung chính về: văn phạm phi ngữ cảnh CFG (Context-Free Grammar), văn phạm DCG (Definite Clause Grammar), cài đặt và giải thích cơ chế xử lý văn phạm DCG trên Prolog, FSA (Finite State Automata). Trên cơ sở những kiến thức nền tảng này sinh viên có thể học tiếp môn chuyên ngành tự chọn “Xử lý ngôn ngữ tự nhiên nâng cao”.
- Đối với hệ Cử nhân Tài năng: Sinh viên được tăng cường các bài tập lý thuyết và bài tập thực hành nâng cao về văn phạm hình thức và các cơ chế xử lý văn phạm hình thức trong ngôn ngữ lập trình Prolog. Ngoài ra, sinh viên được giới thiệu thêm những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên và xử lý tiếng Việt.…..
3.14 Xử lý ngôn ngữ tự nhiên nâng cao
- Tên tiếng Anh: Advanced Natural Language Processing
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Nội dung môn học bao gồm những nội dung chính: Probabilistic Context-Free Grammar, Unification-Based Grammar, Lexicalized Probabilistic Context-Free Grammar, ...
- Đối với hệ Cử nhân Tài năng: Sinh viên được tăng cường các bài tập lý thuyết và bài tập thực hành nâng cao về các phương pháp và kỹ thuật xử lý cú pháp trên nhiều mô hình lý thuyết ngữ pháp.
3.15 Ngôn ngữ học máy tính
- Tên tiếng Anh: Computer Linguistic
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học nhằm mục tiêu giảng dạy cho sinh viên những kiến thức nền tảng trong lĩnh vực Ngôn ngữ học máy tính, bao gồm các các mô hình và phương pháp xử lý văn phạm hình thức, các chiến lược và thuật toán phân tích cú pháp trên máy tính.
- Đối với hệ Cử nhân Tài năng: Sinh viên được tăng cường các bài tập lý thuyết và bài tập thực hành nâng cao của môn Ngôn ngữ học máy tính.
3.16 Các hệ thống hỏi - đáp
- Tên tiếng Anh: Question answering systems
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học cung cấp kiến thức cơ bản thuộc hướng nghiên cứu Question Answering trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên gồm: phương pháp phân tích câu hỏi, phương pháp phân tích tài liệu văn bản đề xác định câu trả lời, mô hình các hệ thống hỏi-đáp, phương pháp đánh giá một hệ thống hỏi-đáp.
- Đối với hệ Cử nhân Tài năng: Sinh viên được tăng cường các bài tập lý thuyết và bài tập thực hành nâng cao về các phương pháp xây dựng mô hình và kiến trúc hệ thống hỏi – đáp, cũng như những kỹ thuật xử lý có liên quan.
3.17 Ngữ nghĩa học tính toán
- Tên tiếng Anh: Computational Semantics
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung:
- Môn học nhằm mục tiêu cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng trong việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật phân tích và tính toán ngữ nghĩa. Nội dung môn học tập trung vào vấn đề xử lý ngữ nghĩa của các câu và văn bản.
- Đối với hệ Cử nhân Tài năng: Sinh viên được tăng cường các bài tập lý thuyết và bài tập thực hành về các phương pháp và kỹ thuật nâng cao trong xử lý ngữ nghĩa.
3.18 Nhập môn Thị giác máy tính
- Tên tiếng Anh: Introduction to Computer Vision
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học này giới thiệu các nội dung căn bản trong ngành Thị giác máy tính, bao gồm các chủ đề về low-level computer vision và mid-level computer vision. Các chủ đề cụ thể gồm: rút trích và khai thác thông tin trên ảnh, các loại đặc trưng thị giác cấp thấp và phương pháp biểu diễn đặc trưng thị giác cấp thấp, các kĩ thuật so khớp ảnh, các kĩ thuật phân đoạn ảnh, phương pháp theo vết (tracking).
- Đối với hệ Cử nhân Tài năng: sinh viên cài đặt được một số thao tác về rút trích đặc trưng và ứng dụng trong một số bài toán thực tiễn. Giới thiệu một số nội dung và hướng nghiên cứu chuyên sâu trong thị giác máy tính.
3.19 Đồ họa máy tính
- Tên tiếng Anh: Introduction to Computer Graphics
- Số tín chỉ: 3 LT + 1 TH
- Tóm tắt nội dung: Môn học này giới thiệu các nội dung căn bản trong lĩnh vực đồ hoạ máy tính bao gồm các kiến thức cơ bản về đồ hoạ 2D và 3D. Cụ thể là các nội dung vẽ hình, biến đổi, phép chiếu, cách hiển thị hình ảnh trên máy tính.
- Đối với hệ Cử nhân Tài năng: Sinh viên được tăng cường các bài tập lý thuyết và bài tập thực hành về các phép chiếu, các mô hình chiếu sáng, hiện thực các thuật toán Thuật toán Ray Tracing, Rasterization.