- 1. GIỚI THIỆU CHUNG
-
1.1 Mục tiêu đào tạo và cơ hội nghề nghiệp
- Mục tiêu chung:
o Chương trình đào tạo hướng đến đào tạo nguồn nhân lực Khoa học máy tính chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
o Trang bị cho người học kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Khoa học máy tính và công nghệ thông tin. Người học có những kiến thức, kỹ năng và thái độ chuẩn mực trong phát triển nghề nghiệp.
- Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu
Nội dung mục tiêu
G1
Có kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và xã hội.
Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính và công nghệ thông tin.
G2
Có khả năng phân tích, thiết kế và triển khai xây dựng các ứng dụng có giá trị thực tiễn cao, có tính sáng tạo, có chất lượng khoa học và công nghệ cao.
Có khả năng đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tế, thiết lập các mục tiêu khả thi, lập kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế để hoàn thành công việc được giao.
G3
Có khả năng tự học, phân tích độc lập và nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực khoa học máy tính và ứng dụng liên quan; có thể tiếp tục học tập ở bậc đào tạo sau đại học.
G4
Có khả năng giao tiếp xã hội, có khả năng kết nối, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức; Có hiểu biết về lãnh đạo quản lý.
G5
Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng cơ bản yêu cầu công việc và nghề nghiệp.
G6
Có thái độ chuẩn mực trong phát triển nghề nghiệp, tôn trọng pháp luật và các giá trị đạo đức.
1.2 Vị trí và khả năng làm việc sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể làm việc ở các phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:
- Có thể làm việc với vai trò là một Chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học, hoặc một lập trình viên, tham gia phát triển các phầm mềm, hệ thống có liên quan đến Khoa học máy tính.
- Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin hoặc làm việc tại bộ phận công nghệ thông tin.
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, xây dựng giải pháp kỹ thuật có tính thông minh và sáng tạo liên quan đến công nghệ thông tin và khoa học máy tính tại các cơ quan, công ty, tập đoàn công nghệ.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng về Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng. Các bộ phận Nghiên cứu & Phát triển của các công ty và tập đoàn công nghệ.
- Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
- Tiếp tục theo học các bậc học cao hơn về Khoa học máy tính
1.3 Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo
- Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên tầm nhìn, sứ mạng và triết lý giáo dục của Trường ĐH CNTT, phù hợp với nhu cầu của xã hội và có sự tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến trong và ngoài nước.
- Chương trình được xây dựng dựa trên chương trình đào tạo hiện hành và được cập nhật, bổ sung theo góp ý của các đồi tượng liên quan như doanh nghiệp, cựu sinh viên, sinh viên và giảng viên.
- Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính mang tính liên ngành, tính nghiên cứu và tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin của xã hội hiện nay.
- Chương trình đào tạo ngành Khoa học Máy tính được xây dựng theo học chế tín chỉ nhằm cung cấp nền tảng kiến thức, phương pháp tư duy và phong cách làm việc hiện đại, hiệu quả và định hướng khả năng ứng dụng của sinh viên.
1.4 Hình thức và thời gian đào tạo
- Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung.
- Số tín chỉ đào tạo: 126 tín chỉ
- Cấp bằng: Cử nhân ngành Khoa học Máy tính.
- Thời gian đào tạo: 3.5 năm (gồm 7 học kỳ chính thức).
1.5 Sự khác biệt giữa chương trình Chính quy với chương trình cử nhân tài năng
1.5.1 Về chuẩn đầu ra
Chương trình cử nhân tài năng được xây dựng trên nền tảng chương trình đào tạo cử nhân chính quy ngành Khoa học máy tính, trong đó chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tài năng có những điểm khác biệt đặc trưng so với hệ đào tạo chính quy:
- Tính chuyên sâu trong các môn học: Chương trình đào tạo hệ cử nhân tài năng được thiết kế với yêu cầu về trình độ cao hơn và nội dung rộng hơn, sâu hơn theo hướng nâng cao, đặc biệt là ở các môn học thuộc chuyên ngành. Bên cạnh các bài giảng mang tính chất chuyên sâu, nội dung kiến thức của các môn học trong hệ tài năng có tính cập nhật cao hơn.
- Chất lượng của khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên hệ tài năng được làm quen với nghiên cứu khoa học và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề thông qua các chuyên đề nghiên cứu, đồ án chuyên ngành trước khi làm khóa luận tốt nghiệp. Do đó, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên có giá trị khoa học cao hơn.
- Đề tài nghiên cứu và bài báo khoa học: Với việc tiếp cận với nghiên cứu từ sớm, sinh viên hệ tài năng có khả năng tham gia vào các đề tài nghiên cứu và có công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, báo cáo tại hội nghị khoa học chuyên ngành.
1.5.2 Về môn học tự chọn
Trong phần môn học tự chọn, sinh viên hệ tài năng bắt buộc chọn học hai môn: Đồ án chuyên ngành (CS530) và môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (CS519).
1.5.3 Về khối kiến thức tốt nghiệp
Sinh viên hệ tài năng bắt buộc phải thực hiện Khóa luận tốt nghiệp.
1.5.4 Về bằng tốt nghiệp
Sinh viên hệ tài năng được xét cấp bằng “Cử nhân tài năng” (Honors Program) của trường Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG HCM.
1.5.5 Các quy định khác
Ngoài quy chế đào tạo, hệ cử nhân tài năng còn tuân thủ theo Quy định về hệ Tài năng trường Đại học Công nghệ thông tin ban hành.
- 2. CHUẨN ĐẦU RA
-
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân chính quy ngành Khoa học Máy tính đạt những chuẩn đầu ra sau:
CĐR cấp
Nội dung
1
2
3
LO1. Nắm vững kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và hiểu khả năng vận dụng những kiến thức đó vào ngành Khoa học máy tính và thực tiễn
1
1
Kiến thức nền tảng về Khoa học tự nhiên
1
2
Kiến thức nền tảng về Khoa học xã hội, Lý luận chính trị và pháp luật
1
3
Kiến thức nền tảng về Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng
LO2. Nắm vững kiến thức nền tảng và chuyên sâu của ngành Khoa học Máy tính
2
1
Kiến thức cơ sở ngành Khoa học Máy tính
2
1
1
Lập trình và Kỹ thuật phần mềm
2
1
2
Thuật toán và Cấu trúc dữ liệu
2
1
3
Kiến trúc máy tính và Hệ điều hành
2
1
4
Kiến thức quản lý thông tin và Cơ sở dữ liệu
2
2
Kiến thức chuyên sâu ngành Khoa học máy tính
LO 3. Khảo sát tài liệu, lập luận, phân tích và đề ra giải pháp cho vấn đề liên quan đến ngành Khoa học máy tính; nhận thức về sự cần thiết và có năng lực để học tập suốt đời
3
1
Khảo sát, xác định và hình thành vấn đề
3
2
Mô hình hóa, lập luận và phân tích
3
3
Xây dựng ý tưởng, giải pháp
3
4
Phân tích và đánh giá giải pháp
3
5
Nhận thức về sự cần thiết và có năng lực để học tập suốt đời
LO4. Thiết kế, hiện thực hoá và đánh giá hệ thống, giải pháp của ngành Khoa học máy tính
4
1
Thiết kế hệ thống, giải pháp
4
2
Hiện thực hóa hệ thống, giải pháp
4
3
Thực nghiệm hệ thống để khám phá tri thức
4
4
Kiểm chứng và đánh giá kết quả
LO5. Giao tiếp, hợp tác, kết nối hiệu quả với các cá nhân và tập thể trong những ngữ cảnh chuyên ngành nhất định.
5
1
Kỹ năng làm việc nhóm
5
2
Kỹ năng thuyết trình
5
3
Kỹ năng phát triển các mối quan hệ xã hội
LO6. Giao tiếp trong công việc, đọc hiểu tài liệu và trình bày các giải pháp chuyên ngành bằng ngoại ngữ
6
1
Kỹ năng giao tiếp tổng quát bằng ngoại ngữ
6
2
Đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ
6
2
1
Các thuật ngữ chuyên môn cơ bản
6
2
2
Đọc hiểu tài liệu chuyên môn
6
3
Kỹ năng trình bày các giải pháp chuyên ngành bằng ngoại ngữ
6
3
1
Trình bày dưới hình thức văn bản
6
3
2
Trình bày dưới hình thức phi văn bản
LO7. Hiểu biết về lãnh đạo và quản lý
7
1
Hiểu biết về lãnh đạo và quản lý
LO8. Hiểu biết về trách nhiệm nghề nghiệp, tôn trọng pháp luật và các giá trị đạo đức
8
1
Các chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức
8
2
Trách nhiệm và cách hành xử chuyên nghiệp
8
3
Trung thực, uy tín và trung thành
Trong đó:
- Về nhận thức: gồm các chuẩn LO1, LO2
- Về kỹ năng: gồm các chuẩn LO3, LO4, LO5, LO6, LO7
- Về thái độ: gồm các chuẩn LO8
- 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
-
3.1 Tỷ lệ các khối kiến thức
Không kể giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng
Khối kiến thức
Tổng số tín chỉ
Ghi chú
Khối kiến thức giáo dục đại cương
(45 TC)
Lý luận chính trị và pháp luật
13
Toán -Tin học - Khoa học tự nhiên
18
Ngoại ngữ
12
Kỹ năng nghề nghiệp
2
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
(71 TC)
Cơ sở ngành
≥ 45
Chuyên ngành
≥ 16
Các môn học tự chọn chuyên ngành theo định hướng
Môn học tự chọn tự do
≥ 10
Các môn học tự chọn tự do ngành KHMT hoặc các ngành khác
Tốt nghiệp
(10 TC)
Khóa luận hoặc chuyên đề tốt nghiệp
≥ 10
Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu toàn khóa
≥ 126
Số tín chỉ tối thiểu sinh viên phải tích lũy.
3.2 Khối kiến thức giáo dục đại cương
Tổng cộng 45 tín chỉ (không kể giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng)
STT
Mã môn học
Tên môn học
Bắt buộc/Chọn
TC
LT
TH
Lý luận chính trị và pháp luật
13
13
0
1.
SS003
Tư tưởng Hồ Chí Minh
BB
2
2
0
2.
SS006
Pháp luật đại cương
BB
2
2
0
3.
SS007
Triết học Mác – Lênin
BB
3
3
0
4.
SS008
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
BB
2
2
0
5.
SS009
Chủ nghĩa xã hội khoa học
BB
2
2
0
6.
SS010
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
BB
2
2
0
Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên
18
17
1
7.
MA003
Đại số tuyến tính
BB
3
3
0
8.
MA004
Cấu trúc rời rạc
BB
4
4
0
9.
MA005
Xác suất thống kê
BB
3
3
0
10.
MA006
Giải tích
BB
4
4
0
11.
IT001
Nhập môn lập trình
BB
4
3
1
Ngoại ngữ
12
12
0
12.
ENG01
Anh văn 1
BB
4
4
0
13.
ENG02
Anh văn 2
BB
4
4
0
14.
ENG03
Anh văn 3
BB
4
4
0
Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng
15.
PE012
Giáo dục thể chất
BB
16.
ME001
Giáo dục quốc phòng
BB
Kỹ năng nghề nghiệp
2
2
0
17.
SS004
Kỹ năng nghề nghiệp
BB
2
2
0
3.3 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
3.3.1 Các môn học cơ sở ngành Khoa học Máy tính
● Tổng số tín chỉ cho các môn học cơ sở ngành đạt tối thiểu 45 tín chỉ
Mã môn học
Tên môn học
Bắt buộc/Chọn
TC
LT
TH
Toán cho KHMT (4 TC)
1.
CS115
Toán cho KHMT
BB
4
4
0
Lập trình và Kỹ thuật phần mềm (12 TC)
2.
IT002
Lập trình hướng đối tượng
BB
4
3
1
3.
SE104
Nhập môn Công nghệ phần mềm
Chọn 1/2
4
3
1
4.
CS111
Nguyên lý và phương pháp lập trình
4
3
1
5.
CS526
Phát triển ứng dụng đa phương tiện trên thiết bị di động
Chọn 1/3
4
3
1
6.
CS311
Kỹ thuật lập trình Trí tuệ nhân tạo
4
3
1
7.
CS116
Lập trình Python cho Máy học
4
3
1
Thuật toán và Cấu trúc dữ liệu (12 TC)
8.
IT003
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
BB
4
3
1
9.
CS112
Phân tích và thiết kế thuật toán
BB
4
3
1
10.
CS117
Tư duy tính toán
Chọn 1/2
4
3
1
11.
CS523
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật nâng cao
4
3
1
Kiến trúc máy tính và Hệ điều hành (8 TC)
12.
IT012
Tổ chức và cấu trúc máy tính II
BB
4
3
1
13.
IT007
Hệ điều hành
BB
4
3
1
Mạng máy tính và Truyền thông (4TC)
14.
IT005
Nhập môn mạng máy tính
BB
4
3
1
Cơ sở dữ liệu (4TC)
15.
IT004
Cơ sở dữ liệu
BB
4
3
1
Giới thiệu ngành (1 TC)
16.
CS005
Giới thiệu ngành Khoa học Máy tính
BB
1
1
0
3.3.2 Các môn học chuyên ngành
- Tổng số tín chỉ cho các môn học chuyên ngành đạt tối thiểu 16 tín chỉ.
- Sinh viên chọn học các môn học trong danh sách. Sinh viên có thể chọn học các môn trong cùng định hướng hoặc theo các định hướng khác nhau.
- Các định hướng được cập nhật theo đề nghị của Khoa.
STT
Mã môn học
Tên môn học chuyên ngành
TC
LT
TH
1.
CS217
Các hệ cơ sở tri thức
4
3
1
2.
CS214
Biểu diễn tri thức và suy luận
4
3
1
3.
CS211
Trí tuệ nhân tạo nâng cao
4
3
1
4.
CS312
Hệ thống đa tác tử
4
3
1
5.
CS313
Khai thác dữ liệu và ứng dụng
4
3
1
6.
CS314
Lập trình symbolic trong trí tuệ nhân tạo
4
3
1
7.
CS315
Máy học nâng cao
4
3
1
8.
CS316
Các hệ giải bài toán thông minh
4
3
1
9.
CS106
Trí tuệ nhân tạo
4
3
1
10.
CS114
Máy học
4
3
1
11.
CS221
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
4
3
1
12.
CS229
Ngữ nghĩa học tính toán
4
3
1
13.
CS226
Ngôn ngữ học máy tính
4
4
0
14.
CS222
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên nâng cao
4
3
1
15.
CS323
Các hệ thống hỏi-đáp
4
3
1
16.
CS324
Máy học trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên
4
3
1
17.
CS321
Ngôn ngữ học ngữ liệu
4
3
1
18.
CS325
Dịch máy
4
3
1
19.
CS231
Nhập môn Thị giác máy tính
4
3
1
20.
CS105
Đồ họa máy tính
4
3
1
21.
CS331
Thị giác máy tính nâng cao
4
3
1
22.
CS532
Thị giác máy tính trong tương tác người – máy
4
3
1
23.
CS338
Nhận dạng
4
3
1
24.
CS333
Đồ họa game
3
2
1
25.
CS336
Truy vấn thông tin đa phương tiện
4
3
1
26.
CS337
Xử lý âm thanh và tiếng nói
4
3
1
27.
CS535
Tổng hợp tiếng nói
4
3
1
28.
CS232
Tính toán Đa phương tiện
4
3
1
Và các môn học khác theo đề nghị của Khoa
3.3.2.1 Nhóm các môn học định hướng Trí tuệ nhân tạo
STT
Mã môn học
Tên môn học
TC
LT
TH
1.
CS106
Trí tuệ nhân tạo
4
3
1
2.
CS114
Máy học
4
3
1
3.
CS211
Trí tuệ nhân tạo nâng cao
4
3
1
4.
CS313
Khai thác dữ liệu và ứng dụng
4
3
1
5.
CS314
Lập trình symbolic trong trí tuệ nhân tạo
4
3
1
6.
CS315
Máy học nâng cao
4
3
1
Và các môn học khác theo đề nghị của Khoa
3.3.2.2 Nhóm các môn học định hướng Công nghệ tri thức
STT
Mã môn học
Tên môn học
TC
LT
TH
1.
CS217
Các hệ cơ sở tri thức
4
3
1
2.
CS214
Biểu diễn tri thức và suy luận
4
3
1
3.
CS312
Hệ thống đa tác tử
4
3
1
4.
CS316
Các hệ giải bài toán thông minh
4
3
1
Và các môn học khác theo đề nghị của Khoa
3.3.2.3 Nhóm các môn học định hướng Xử lý Ngôn ngữ Tự nhiên
STT
Mã môn học
Tên môn học
TC
LT
TH
1.
CS221
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
4
3
1
2.
CS229
Ngữ nghĩa học tính toán
4
3
1
3.
CS226
Ngôn ngữ học máy tính
4
4
0
4.
CS222
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên nâng cao
4
3
1
5.
CS324
Máy học trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên
4
3
1
6.
CS323
Các hệ thống hỏi-đáp
4
3
1
7.
CS321
Ngôn ngữ học ngữ liệu
4
3
1
8.
CS325
Dịch máy
4
3
1
9.
CS114
Máy học
4
3
1
Và các môn học khác theo đề nghị của Khoa
3.3.2.4 Nhóm các môn học định hướng Tính toán Đa phương tiện
STT
Mã môn học
Tên môn học
TC
LT
TH
1.
CS232
Tính toán Đa phương tiện
4
3
1
2.
CS336
Truy vấn thông tin đa phương tiện
4
3
1
3.
CS313
Khai thác dữ liệu và ứng dụng
4
3
1
4.
CS337
Xử lý âm thanh và tiếng nói
4
3
1
5.
CS535
Tổng hợp tiếng nói
4
3
1
Và các môn học khác theo đề nghị của Khoa
3.3.2.5 Nhóm các môn học định hướng Thị giác máy tính
3.3.3 Các môn học tự chọn tự do
- Tổng số tín chỉ cho các môn tự chọn tự do đạt tối thiểu 10 tín chỉ.
- Sinh viên có thể chọn học:
● Các môn học chuyên ngành, nếu các môn học này chưa được tính trong khối kiến thức chuyên ngành.
● Hoặc, các môn học chuyên đề tốt nghiệp, nếu các môn học này chưa được tính trong khối kiến thức tốt nghiệp.
● Hoặc, các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong các chương trình đào tạo đại học hoặc sau đại học của Trường ĐHCNTT hoặc của các Trường đại học khác trong ĐHQG –HCM hoặc của các Trường đại học khác ngoài ĐHQG –HCM mà có ký kết hợp tác với Trường ĐHCNTT. Các môn học tương đương nhau chỉ được tính một lần vào tổng số tín chỉ tích lũy.
● Hoặc, các môn học trong danh sách các môn học tự chọn tự do được liệt kê trong bảng sau:
STT
Mã môn học
Tên môn học tự chọn tự do
TC
LT
TH
1.
CS519
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
3
3
0
2.
CS529
Các vấn đề nghiên cứu và ứng dụng trong Khoa học Máy tính
4
4
0
3.
CS551*
Thực tập
2
2
4.
CS332
Máy học trong Thị giác máy tính
4
3
1
5.
CS333
Đồ họa game
3
2
1
6.
CS527
Thực tại ảo
4
3
1
7.
CS528
Trực quan hóa thông tin
4
3
1
Và các môn học khác theo đề nghị của Khoa.
* Môn Thực tập (CS551) được đánh giá qua báo cáo kết quả thực tập doanh nghiệp, hoặc kết quả công bố khoa học.
3.4 Khối kiến thức tốt nghiệp
- Sinh viên tích lũy tối thiểu 10 tín chỉ cho khối kiến thức tốt nghiệp.
- Sinh viên được chọn:
● Thực hiện Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) 10 tín chỉ.
● Hoặc, học các môn học chuyên đề tốt nghiệp thay thế KLTN để tích lũy tối thiểu 10 tín chỉ.
3.4.1 Khóa luận tốt nghiệp
- Mã môn học của Khóa luận tốt nghiệp là CS505, 10 tín chỉ .
3.4.2 Các môn học chuyên đề tốt nghiệp
- Sinh viên tích lũy tối thiểu 10 tín chỉ.
- Sinh viên chọn học:
● Các môn học chuyên ngành, nếu các môn học này chưa được tính trong phần kiến thức chuyên ngành.
● Hoặc, các môn học chuyên đề tốt nghiệp được liệt kê trong bảng sau:
STT
Mã môn học
Tên môn học chuyên đề tốt nghiệp
TC
LT
TH
1.
CS409
Hệ suy diễn mờ
4
3
1
2.
CS405
Logic mờ và ứng dụng
4
3
1
3.
CS406
Xử lý ảnh và ứng dụng
4
3
1
4.
CS410
Mạng Neural và Thuật giải di truyền
4
3
1
5.
CS419
Truy xuất thông tin
4
3
1
6.
CS412
Web ngữ nghĩa
4
3
1
7.
CS420
Các vấn đề chọn lọc trong Thị giác máy tính
4
3
1
8.
CS431
Các kĩ thuật học sâu và ứng dụng
3
2
1
Và các môn học khác theo đề nghị của Khoa
- 4. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
-
- Các môn học được tổ chức trong 2 giai đoạn gồm 7 học kỳ chính như sau:
Mã MH
Tên môn học
TC
LT
TH
Học kỳ 1
IT001
Nhập môn Lập trình
4
3
1
MA006
Giải tích
4
4
0
MA003
Đại số tuyến tính
3
3
0
CS005
Giới thiệu ngành Khoa học Máy tính
1
1
0
ENG01
Anh văn 1
4
4
0
ME001
Giáo dục quốc phòng
Tổng số tín chỉ Học kỳ 1
16
15
1
Học kỳ 2
IT002
Lập trình hướng đối tượng
4
3
1
IT003
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
4
3
1
IT012
Tổ chức và cấu trúc máy tính II
4
3
1
MA004
Cấu trúc rời rạc
4
4
0
MA005
Xác suất thống kê
3
3
0
ENG02
Anh văn 2
4
4
0
PE012
Giáo dục thể chất
Tổng số tín chỉ Học kỳ 2
23
20
3
Học kỳ 3
IT004
Cơ sở dữ liệu
4
3
1
IT005
Nhập môn mạng máy tính
4
3
1
IT007
Hệ điều hành
4
3
1
ENG03
Anh văn 3
4
4
0
CS115
Toán cho KHMT
4
4
0
SS007
Triết học Mác – Lênin
3
3
0
Tổng số tín chỉ Học kỳ 3
23
16
5
Học kỳ 4
CS112
Phân tích và thiết kế thuật toán
4
3
1
Môn cơ sở ngành-Lập trình: tự chọn
4
Môn cơ sở ngành-Thuật toán: tự chọn
4
Môn chuyên ngành 1
4
3
1
SS004
Kỹ năng nghề nghiệp
2
2
0
SS008
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
2
2
0
Tổng số tín chỉ Học kỳ 4
20
Học kỳ 5
Môn cơ sở ngành-Lập trình 2: tự chọn
4
3
1
Môn chuyên ngành 2
4
Các môn học tự chọn tự do
8
SS009
Chủ nghĩa xã hội khoa học
2
2
0
SS010
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2
2
0
Tổng số tín chỉ Học kỳ 5
20
Học kỳ
6
Môn chuyên ngành 3
4
Môn chuyên ngành 4
4
Các môn học tự chọn tự do
8
SS003
Tư tưởng Hồ Chí Minh
2
2
0
SS006
Pháp luật đại cương
2
2
0
Tổng số tín chỉ Học kỳ 6
20
Học kỳ 7
Sinh viên chọn một trong hai hình thức
Các môn học chuyên đề tốt nghiệp
10
CS505
Khóa luận tốt nghiệp
10
Tổng số tín chỉ Học kỳ 7
10
- 5. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
-
Để được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng, sinh viên phải:
1. Hoàn thành các môn học bắt buộc của chương trình đào tạo.
2. Tích lũy tối thiểu 126 tín chỉ được phân bố theo các khối kiến thức sau:
● Kiến thức giáo dục đại cương: tối thiểu 45 tín chỉ;
● Kiến thức cơ sở ngành KHMT: tối thiểu 45 tín chỉ ;
● Kiến thức chuyên ngành: tối thiểu 16 tín chỉ ;
● Kiến thức tự chọn tự do: tối thiểu 10 tín chỉ ;
● Kiến thức tốt nghiệp: tối thiểu 10 tín chỉ.
3. Đáp ứng các điều kiện khác theo quy chế đào tạo hiện hành của Trường Đại học Công nghệ Thông tin.
- 6. CHƯƠNG TRÌNH TÀI NĂNG
-
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Tên chương trình: Chương trình đào tạo Tài năng ngành Khoa học máy tính
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành/chuyên ngành đào tạo: Khoa học máy tính
Mã ngành đào tạo: 7480101
Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
Đối tượng áp dụng: Từ khóa tuyển năm 2022
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1 Mục tiêu chung
Tuyển chọn, đào tạo và phát triển nguồn sinh viên tài năng ngành Khoa học máy tính có năng lực dẫn dắt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và mang bản sắc riêng của Trường Đại học Công nghệ thông tin và của ĐHQG-HCM trong kỷ nguyên số phục vụ nhu cầu của chiến lược công nghiệp hóa-hiện đại hóa dựa trên đổi mới sáng tạo, cũng như phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
1.2 Mục tiêu cụ thể
a. Phát hiện và đào tạo những sinh viên giỏi, có năng khiếu về Khoa học máy tính thông qua việc ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên giỏi và áp dụng phương pháp dạy – học tiên tiến, nhằm đạt chuẩn chất lượng quốc tế.
b. Cử nhân tài năng KHMT có kiến thức nền tảng vững chắc và chuyên sâu, có phương pháp luận vững chắc, có năng lực ứng dụng các thành quả mới nhất của KHMT hướng tới nền kinh tế tri thức, cũng như có khả năng đóng vai trò lãnh đạo để phát triển và đóng góp tích cực cho sự phát triển của khoa học và công nghệ.
c. Hình thành môi trường học thuật trong đó hỗ trợ người học có khả năng tự khám phá tri thức mới, tự học tập, nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực Khoa học máy tính (Trí tuệ nhân tạo, Thị giác Máy tính, Khai thác dữ liệu Đa phương tiện, Công nghệ tri thức, Máy học, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên,…), các lĩnh vực CNTT và ứng dụng liên quan.
d. Cử nhân tài năng KHMT có kỹ năng thích nghi, tự điều chỉnh, tự phát triển, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách logic, sáng tạo và có hệ thống. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng cạnh tranh trong môi trường làm việc trong nước cũng như trên thị trường lao động trong nước và quốc tế.
e. Sinh viên khi tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể khai thác nguồn tri thức, khai thác công nghệ tiên tiến và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng, nắm vững kiến thức về năng suất chất lượng khi làm việc và có đầy đủ kiến thức về đổi mới sáng tạo khởi nghiệp.
2. SỰ KHÁC BIỆT CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÀI NĂNG VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHÍNH QUY
2.1 Về cấu trúc nội dung
Chương trình đào tạo tài năng được xây dựng và phát triển trên nền của Chương trình đào tạo chính quy. Tuy nhiên, việc thiết kế và vận hành chương trình theo hướng quốc tế hóa mang bản sắc của trường Đại học Công nghệ thông tin và của ĐHQG-HCM, thúc đẩy tối đa năng lực sáng tạo của người học.
2.2 Về chuẩn đầu ra và nội dung chương trình
2.2.1 Chuẩn đầu ra
Chương trình đào tạo cử nhân tài năng được xây dựng trên nền tảng chương trình khung của ngành Khoa học máy tính chính quy, trong đó chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tài năng có những điểm khác biệt đặc trưng so với hệ đào tạo chính quy:
· Tính chuyên sâu trong các môn học: Chương trình đào tạo hệ cử nhân tài năng được thiết kế với yêu cầu về kiến thức có nội dung rộng hơn, sâu hơn theo hướng nâng cao, đặc biệt là ở các môn học thuộc chuyên ngành. Bên cạnh các bài giảng mang tính chất chuyên sâu, nội dung kiến thức của các môn học trong hệ tài năng có tính cập nhật cao hơn. Về mặt luyện tập, sinh viên được giảng viên hướng dẫn làm các bài tập và đồ án môn học có chiều sâu và độ phức tạp cao hơn so với chương trình đào tạo chính quy.
· Sinh viên hệ Tài năng được thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học, thực hiện seminar theo hướng dẫn của giảng viên có trình độ từ Tiến sỹ trở lên; được tham gia vào các đề án nghiên cứu khoa học và ứng dụng do các giảng viên làm chủ nhiệm đề tài. Qua đó, sinh viên sẽ được phát triển các kỹ năng về làm việc nhóm, và các kỹ năng giao tiếp.
· Trên cơ sở thực hiện chuyên đề nghiên cứu và seminar, tất cả sinh viên hệ Tài năng đều làm một khóa luận tốt nghiệp với yêu cầu chất lượng cao hơn đối với sinh viên thuộc chương trình đào tạo chính quy; hướng tới việc tham gia viết các bài báo khoa học sẽ được công bố trên các tạp chí khoa học, báo cáo tại hội nghị khoa học chuyên ngành.
· Sinh viên hệ Tài năng chủ động, tự tin, và mạnh dạn trong việc tiếp cận các vấn đề mới. Có tinh thần làm việc nghiêm túc, và đạo đức khoa học.
Như vậy, sinh viên tốt nghiệp hệ Cử nhân Tài năng có năng lực chuyên môn cao hơn, có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học, và viết các bài báo khoa học. Ngoài ra, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn tốt hơn. Các sinh viên hệ Cử nhân Tài năng có năng lực tham gia các chương trình hợp tác đào tạo với các giáo sư nước ngoài và sớm đi vào nghiên cứu khoa học.
2.2.2 Môn học tự chọn
Trong phần môn học tự chọn, sinh viên hệ tài năng bắt buộc chọn học hai môn: Đồ án chuyên ngành (CS530) và môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (CS519). Trong môn học Đồ án chuyên ngành, sinh viên sẽ tự chọn chủ đề nghiên cứu theo các giảng viên tham gia gia giảng dạy trong môn học đó
2.2.3 Khối kiến thức tốt nghiệp
Sinh viên chương trình Tài năng bắt buộc làm Khóa luận tốt nghiệp 10 tín chỉ
2.2.4 Bằng tốt nghiệp
Sinh viên hệ tài năng được xét cấp bằng “Cử nhân tài năng” (Honors Program) của trường Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG HCM.
2.2.5 Các quy định khác
Ngoài quy chế đào tạo, hệ cử nhân tài năng còn tuân thủ theo Quy định về hệ Tài năng trường Đại học Công nghệ thông tin.
2.3 Các môn học tài năng
Trong chương trình Cử nhân tài năng ngành Khoa học máy tính, sinh viên được học một số môn học tài năng. Tổ chức mời chuyên gia hay giảng viên là Tiến sĩ/Phó Giáo sư/Giáo sư đầu ngành trong nước và quốc tế tham gia giảng dạy và hướng dẫn khóa luận cho sinh viên.
Sinh viên theo học các môn tài năng sẽ được trang bị các kiến thức nâng cao, được tiếp cận các công nghệ tiên tiến và phương pháp nghiên cứu khoa học mới nhất.
Các môn học tài năng sẽ được dạy với cơ sở vật chất đầy đủ và tốt nhất nên các sinh viên có điều kiện trao đổi chuyên môn với giảng viên được dễ dàng hơn, sinh viên được thực nghiệm nhiều hơn, được rèn luyện các kỹ năng như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp.
Danh sách các môn học tài năng (danh sách các môn học này có thể được cập nhật, bổ sung hàng năm theo đề nghị của khoa quản lý ngành) :
STT
Mã môn học
Tên môn học
TC
LT
TH
Các môn học cơ sở ngành Khoa học máy tính
1.
IT001
Nhập môn lập trình
4
3
1
2.
IT002
Lập trình hướng đối tượng
4
3
1
3.
IT003
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
4
3
1
4.
CS117
Tư duy tính toán
4
3
1
Các môn học ngành Khoa học máy tính
5.
CS115
Toán cho KHMT
4
4
0
6.
CS106
Trí tuệ nhân tạo
4
3
1
7.
CS114
Máy học
4
3
1
8.
CS112
Phân tích và thiết kế thuật toán
4
3
1
9.
CS232
Tính toán đa phương tiện
4
3
1
10.
CS217
Các hệ cơ sở tri thức
4
3
1
11.
CS221
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
4
3
1
12.
CS231
Nhập môn Thị giác máy tính
4
3
1
Các môn học khác
13.
CS530
Đồ án chuyên ngành
3
3
0
14.
CS519
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
3
3
0
15.
CS505
Khóa luận tốt nghiệp
10